Quy luật "tất cả hoặc không có gì"

Trong sinh lý học, quy luật tất cả hoặc không có gì dùng để mô tả rằng nếu một tế bào thần kinh được kích thích, chúng luôn tạo xung động với biên độ tối đa. Dù cường độ hay thời gian của nguồn kích thích có tăng lên, độ cao của xung động cũng không bao giờ đổi. Kết luận: sợi thần kinh chỉ phản ứng tối đa hoặc không phản ứng. Quy luật này được đưa ra đầu tiên bởi nhà sinh lý học người Mỹ Henry Pickering Bowditch vào năm 1871, nhưng là về sự co của tim: Một kích thích đến tim khiến chỉ tim co bóp nếu cường độ của nó đủ lớn; và nếu nó thành công làm điều đó, trái tim sẽ co bóp với mức độ lớn nhất có thể, phù hợp với điều kiện của các cơ tim lúc đó chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào cường độ của kích thích. Sau đó vào năm 1909, Keith Lucas đã phát hiện ra rằng quy luật này cũng có thể được áp dụng lên cơ vân.[1] Ngoài ra, từng sợi thần kinh riêng lẻ cũng hoạt động theo quy luật này.[2]